Chọn thảm tập yoga phù hợp và an toàn

Khi tập yoga, chúng mình có cơ hội được kết nối với bản thân. Mỗi lần xoay và mỗi nhịp thở, chúng mình được ghé thăm và trân trọng hơn cơ thể của mình.

Ơ mà khoan đã!

Trước khi gõ cửa hỏi thăm cơ thể, chúng mình cần để trạng thái vật lý của mình được thoải mái. Nào những là lăn, uốn, gập người—ngoài bộ đồ tập thoải mái, khi tập yoga chúng mình còn cần người bạn đồng hành là chiếc thảm tập an toàn và phù hợp.

Nhưng thế nào là một chiếc thảm phù hợp? Chúng mình cần dựa trên những tiêu chí nào để chọn thảm tập nâng đỡ cả cơ thể và sự thoải mái trong quá trình quan tâm đến bản thân? Hẫy cùng Pod khám phá 5 tiêu chí bên dưới nhé:

  1. Độ dày

Đây là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến mức độ thoải mái của chúng mình trong quá trình tập. Thảm mỏng tạo cảm giác chắc chắn, thảm dày khiến mình an tâm vì tránh chấn thương (đặc biệt phù hợp nếu người tập có vấn đề xương khớp như: thoái hóa đầu gối, đau vai gáy, gout, viêm khớp). Nhưng độ dày thảm không nên quá nghiêng về một hướng.

Thảm quá mỏng có thể gây tê đầu gối và khiến mình dễ bị nhức khi thực hiện các động tác yêu cầu tì xuống mặt phẳng. Còn với thảm quá dày, mình lại mất đi sự tiếp xúc với mặt phẳng sàn, dễ rơi vào cảm giác mất điểm tựa trên mặt “bồng bềnh” và dễ ngã hơn khi chuyển qua động tác thăng bằng.

Thế thì bao nhiêu là vừa đủ?

Bạn có thể tham khảo qua một số độ dày tiêu chuẩn của thảm tập yoga: 4mm, 6mm, 8mm và 10mm. Với người mới tập, lựa chọn cho độ dày thảm phổ biến rơi vào khoảng 6mm - 8mm. Thảm ở Pod dành cho bạn là 8mm đấy bạn biết không? :)

2. Chất liệu

Chất liệu là yếu tố quan trọng nhất khi chọn thảm tập yoga. Bởi chất liệu sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền và quyết định giá thành của thảm.

  • PVC là vật liệu gốc nhựa có độ bền cao, dễ lau chùi và tạo độ bám sàn tuyệt vời. Mặt khác, thảm PVC không thấm nước và có thể trở nên trơn trượt khi chúng ta đổ mồ hôi. PVC không chứa latex, rất phù hợp cho những người bị dị ứng với latex; tuy nhiên, chất liệu này không thể phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường như các lựa chọn khác.

  • TPE (chất đàn hồi nhiệt dẻo) là hỗn hợp nhân tạo của polyme nhựa và cao su. Chất liệu này thân thiện với môi trường hơn PVC, và một số thậm chí có khả năng tái chế tốt. Dù khả năng kéo tốt, khi so sánh thảm TPE với PVC cùng độ dày, thảm TPE kém bền hơn. 

  • Thảm chất liệu sinh thái, dù không có độ bền trải dài dài hàng thập kỷ như PVC, thảm chất liệu xanh là lựa chọn tốt nhất cho nhóm ưu tiên tính bền vững trong mua sắm và cuộc sống. Chất liệu của thảm tự nhiên đa dạng trong nguồn gốc (các nguồn phổ biến: cao su tự nhiên, bông hữu cơ và đay). Thảm sinh thái ít bám sàn hơn so với các lựa chọn khác, nhưng kết cấu tự nhiên của loại thảm này có thể đảm bảo khả năng chống trơn khi tiếp xúc với da cơ thể người tập.

    3. Khả năng chống trơn trượt

Trong quá trình tập, đặc biệt với các bài cường độ cao, chúng mình dễ đổ mồ hôi. Vì vậy một tấm thảm chống trơn - trượt là vô cùng cần thiết để bảo vệ chúng mình khỏi các chấn thương.

Để kiểm tra độ chống trợ trượt của thảm, bạn trải bằng tấm thảm trên sàn, dùng lực của bàn tay đẩy mạnh tấm thảm ra trước. Trong trường hợp tay trượt trên thảm hay thảm trượt trên sàng dễ dàng, chúng mình nên ghé thăm những lựa chọn khác, bởi tính trượt dễ dàng thể hiện khả năng tính chống trơn thấp, dễ gây tổn thương cho bạn khi tập.

4. Kết cấu

Tương tự như độ bám, kết cấu thảm ảnh hưởng lên các chuyển động trượt của chúng mình trong quá trình tập. Kết cấu tạo lực cản vật lý ngăn chúng mình bị trượt quá đà (còn độ bám dựa vào sự dính lên da). Đồng thời, cấu hình của thảm cũng là yếu tố quyết định trong tạo sự thoải mái cho chúng mình khi tập.

Nếu bạn muốn một tấm thảm có khả năng chống trượt cao, và muốn “né” chất liệu PVC (thảm tạo độ dính phổ thông), bạn có thể tìm đến những chiếc thảm yoga có độ xúc giác cao có hoa văn nổi làm từ cao su, đay hoặc cotton. Các chi tiết nổi trên mặt thảm tăng tiếp xúc liền mạch giữa chuyển động cơ thể với mặt phẳng thảm, giúp chúng mình giữ tư thế dù chúng mình đổ mồ hôi hay chuyển động mạnh với các bài cường độ cao.

Nếu bạn chú trọng vào sự êm ái, thì chất liệu PVC là lựa chọn phù hợp cho thảm tập yoga của bạn. Và nếu bạn ưa thích thảm mang cảm giác dính da chống trượt khi tập, nhưng còn muốn tìm hiểu thêm về các lựa chọn mới mẻ, thân thiện với môi trường, bạn có thể trải nghiệm thử trước các loại thoải khác nhau trước khi quyết định mua và gắn liền với một “bạn” thảm. Dù thảm chất liệu bền vững cung cấp độ dính kém hơn các chất liệu khác, dòng thảm này sẽ làm bạn ngạc nhiên trước độ kéo bền bỉ của chúng đấy!


5. Kiểu dáng và thiết kế

Rồi! Đến bước này thì chúng mình đã ghé thăm đủ các “gạch đầu dòng” kỹ thuật nào là độ dày, chất liệu, tính bám và kết cấu, giờ đã đến lúc chuyển sang khía cạnh “vui” hơn: kiểu dáng và thiết kế. Mặc dù tính thẩm mỹ không quá ảnh hưởng đến chức năng thảm, nhưng một chiếc thảm xinh xắn sẽ trở thành người bạn đồng hành lúc tập vui biết bao. Sẽ thật thú vị khi mỗi cái xoay và uốn người khi tập, trong chúng mình ánh lên niềm vui và động lực khi thấy những gam màu và hoa văn xinh xinh của chiếc thảm. 

Yoga là hình thức tập luyện gợi nhắc chúng mình kết nối và yêu thương, nên bạn hãy chọn cho mình một chiếc “bạn đồng hành” thảm tập truyền cảm hứng và nâng đỡ tình yêu ấy, bạn nhé!

Yoga Pod